NHỮNG NGÔI TRƯỜNG TRUNG HỌC TIÊU BIỂU
CỦA MIỀN NAM TRƯỚC 1975
(Tiếp theo)
Chỉ tồn tại có 21 năm, từ di sản
của nền giáo dục thuộc địa của Pháp
chế độ Việt Nam Cộng Hoà đă khai sinh
một nền giáo dục Dân tộc, Nhân bản và Khai phóng
mà giá trị đến ngày nay không ai có thể phủ
nhận được. Là một người từng
ở trong ngành giáo dục của miền Nam, nh́n thấy
sự vong thân của hệ thống trường học
xà hội chủ nghĩa ngày nay ở Việt Nam, tôi không
thể nào không luyến tiếc những ngôi trường
của miền Nam trước 1975 đă đi đúng ba
mục tiêu trên . Trong phạm vi bài này xin chỉ nhắc
đến một số trường trung học tiêu
biểu ở các đô thị lớn như Sài G̣n, Huế
, Cần Thơ, Mỹ Tho, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà
Lạt. Tuy nhiên các trường trung học ở các
địa phương khác cũng hoàn thành nhiệm vụ
không thua kém các trường được nêu tên.
.
Phần 2:
Những ngôi trường di cư từ miền Bắc
năm 1954
-Trường trung học
Chu Văn An, Sài G̣n
Người ta thường nói tiền thân của
trường Chu văn An là trường
Bưởi. Thực ra tên Bưởi không phải là tên
chính thức. Tên chính thức của trường
Bưởi lúc đầu là Collège des Interprètes. Nhưng
chẳng bao lâu th́ trường được đổi
tên là Collège du Protectorat rồi tới năm 1930,
trường lại được đổi tên lần
nữa thành Lycée du Protectorat.
*
Trường này do chính quyền bảo hộ Pháp thành
lập với mục đích đào tạo thông ngôn (thông
dịch viên), phán sự (thư kư hành
chánh) cho chính quyền bảo hộ. Trường
được xây cất vào năm 1907 trên một khu
đất rộng hơn 10 mẫu tây thuộc làng Thụy
Khê, huyện Hoàn Long tỉnh Hà Đông (nay thuộc
Hànội), nằm dọc theo Hồ Tây từ gần
đền Quan Thánh tới gần Ô Cầu Giấy
thuộc làng Yên Thái c̣n gọi là làng Bưởi, nên dân
Hànội, Hà Đông thường gọi là trường
Bưởi cho tiện.
Trường khai giảng niên khóa đầu tiên vào
năm 1908 đủ cả bốn lớp, từ première
année tới quatrième année (tức từ lớp 6 đến
lớp 9), đúng nghĩa là một trường Thành Chung
(Grand Collège, thời Việt Nam Cộng Ḥa gọi là
trường Trung Học Đệ Nhứt Câp). Vị
Hiệu Trưởng đầu tiên của trường
Bưởi là giáo sư người Pháp tên Cyprien Mus. Các Hiệu
Trưởng kế tiếp là các giáo sư Donnadieu, giáo
sư Lomberger, giáo sư Pouget, giáo sư Autigeon, giáo sư
Houlié, giáo sư Perruca và giáo sư Farchil. Nhưng cũng
trong năm này (1908) trường Collège Jules Ferry ở Nam
Định đóng cửa, nên tất cả các học sinh
của trường này được chuyển lên
trường Bưởi. Do đó
trường Bưởi trở thành một trường
Trung Tiểu Học, gồm cả hai cấp : cấp
Tiểu Học (Petit Collège) từ lớp Tư (Cours
Préparatoire) đến lớp Nhất (Cours Supérieur) và
cấp Trung Học (Grand Collège) c̣n gọi là Cao Đẳng
Tiểu Học (Enseignement Primaire Supérieur), sau này, thời
Việt Nam Cộng Ḥa được gọi là Trung Học
Đệ Nhứt Cấp.
Tới năm 1926, cấp Tiểu Học
được băi bỏ, thay thế vào đó cấp Tú Tài
Bản Xứ (Baccalauréat d’Enseignement Secondaire Local); do đó
trường được đổi thành Lycée du
Protectorat. Theo cụ Đinh Bá Hoàn, cựu
học sinh trường Bưởi, th́ từ niên khóa
1924-1925, chương tŕnh học được kéo dài thêm 3
năm nữa, tổng cộng là 7 năm và các môn học
không những cũng đầy đủ như ban Tú Tài
của Pháp mà c̣n thêm cả phần học về văn hóa
Á Đông nữa, nhưng măi tới năm 1930 trường
mới thực sự được đổi tên thành
Lycée du Protectorat.
Năm 1943, quân đội Nhật tiến vào Đông
Dương, t́nh h́nh trở nên nghiêm trọng. Để
tránh bom đạn của máy bay Đồng Minh đánh phá
các căn cứ quân sự của Nhật, trường
Bưởi đă phải chia ra làm ba nhóm di tản đi ba
nơi khác nhau c̣n trường th́ bị binh lính Pháp
chiếm làm chỗ đóng quân :
Nhóm 1 : Ban Cao Đẳng Tiểu
Học (Enseignement Primaire Supérieur) di chuyển vào Phúc Nhạc
thuộc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh B́nh.
Nhóm 2 : Ban Tú Tài (Baccalauréat) di
chuyển vào Sầm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa.
Nhóm 3 : Ban Classique Latin nhập vào
trường Lycée Albert Sarraut, di chuyển về Chợ
Trâu, thuộc thị xă Hà Đông. Chính v́ sự sát nhập
này mà nhiều cựu học sinh Bưởi chỉ nhớ
tới nhóm 1 và 2 mà thôi.
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chánh Pháp. Chính phủ Trần Trọng Kim ra đời, Ngày
12 tháng 5 năm 1945, Bộ Trưởng bộ Mỹ
Nghệ là giáo sư Hoàng Xuân
Hăn kư nghị định đổi tên trường Lycée du
Protectorat thành trường Trung Học Chu văn An, tên
của một danh sư đời Trần, người
đă dám dâng sớ xin chém đầu bẩy tên nịnh
thần gian ác, hại dân hại nước, và vị
Hiệu Trưởng đầu tiên của trường
Chu Văn An là giáo sư Ḥang Cơ Nghị (lúc này
trường c̣n đang ở Sầm Sơn Thanh Hóa).
Ngày 19 tháng 8 năm 1945, Cách
Mạng Mùa Thu bùng nổ, Việt Minh nổi lên cướp
chính quyền, trường được di chuyển
về thị xă Hà Đông và giáo sư Nguyễn Gia
Tường được đề cử làm Hiệu
Trưởng để thay thế giáo sư Hoàng Cơ
Nghị vào ngày 1 tháng 10 năm 1945 c̣n Giám Học là thầy
Nguyễn Văn Chính. Cũng trong tháng này, niên khóa
đầu tiên mang danh trường Chu Văn An
đă được khai giảng. Được ít lâu, trường
lại di chuyển về chùa Láng trên đường Hà
Nội đi Hà Đông, rồi về Đông Dương
Học Xá ở Bạch Mai, gần Hà Nội.
Tới năm 1946,
trường lại rời về trường nữ trung
học cũ cuả Pháp (Collège des Jeunes Filles) ở
đường Félix Faure, kế bên nhà thờ Cửa
Bắc, gần vườn hoa Canh Nông ở Hà Nội và
vị giáo sư Quốc Văn nổi tiếng thời
bấy giờ là giáo sư Dương Quảng Hàm
được cử lên làm Hiệu Trưởng
để thay thế giáo sư Nguyễn Gia Tường vào
ngày 14 tháng 12 năm 1945, c̣n Giám Học là thầy Nguyễn
Đ́nh Phong. Nhưng cũng chẳng được bao lâu th́ ngày
19 tháng 12 năm 1946, chiến tranh Việt Pháp bùng nổ. Các
cơ quan đầu năo quan trọng đều
được chính phủ Việt Minh di tản ra hậu
phương hoặc lên mạn ngược, c̣n các cơ
quan khác không quan trọng đều đương nhiên
bị giải tán. Trường Chu Văn An không phải là
cơ quan quan trọng nên cũng nằm chung trong số
phận này .
Đêm 26 tháng 12 năm 1946, giáo sư Hiệu
Trưởng Dương Quảng Hàm bị đạn
lạc chết trên đường tản cư, khi
đang lội qua sông. Xác giáo sư không biết trôi dạt
nơi đâu! . Theo Cố Nhân, tác giả
bài “Chu Văn An những ngày xưa cũ” đăng trên
Đặc San Chu Văn An miền Đông Hoa Kỳ, xuân
1991, th́ giáo sư Dương Quảng Hàm đă bị
nạn chết ngay đêm đầu tiên cuộc chiến
Việt Pháp bùng nổ tức đêm 19 tháng 12 năm 1946 và
xác của ông có thể đă được vùi chôn trong ngôi
mộ tập thể ở cạnh ṭa án Hà Nội trên
đường Lư Thường Kiệt,
Năm 1947, Hoàng Đế Bảo Đại hồi
loan và chính phủ Quốc Gia được thành lập,
nhưng măi tới ngày 26 tháng 1 năm 1948 trường Chu
Văn An mới được tái lập và hoạt
động trở lại. Trường sở
được đặt tại trường nữ trung
học Thanh Quan, tục gọi là trường Hàng Cót
tức trường R. Brieux cũ và giáo sư Sử
Địa Mai Văn Phương được cử
giữ chức Hiệu Trưởng vào tháng 2 năm 1948,
Giám Học là thầy Đỗ Văn Hoán.
Niên khóa 1949-1950,
trường lại một lần nữa được
đổi về trường nữ trung học
Đồng Khánh nằm trên đường Đồng
Khánh, nay gọi là Phố Hàng Bài Hà Nội và vị Hiệu
Trưởng lần này là Giám Đốc Học Chính
Bắc Việt Đỗ Văn Hoán kiêm nhiệm, Giám
Học là thầy Phan Đ́nh Hoan nhưng cũng không
được bao lâu th́ trường lại chia đôi :
một nửa số học sinh (đa số có nhà cư
ngụ ở mạn bắc Hà Nội) di chuyển cùng
với tên trường về trường Giáo Sinh Sư
Phạm hay Sư Phạm Tiểu Học (College Đỗ
Hữu Vị?), nơi đào tạo các giáo viên bậc
tiểu học, tại đường Đỗ Hữu
Vị gần cửa Bắc và vị Hiệu Trưởng
lần này là giáo sư Phạm Xuân Độ. C̣n nửa
số học sinh ở lại (đa số có nhà cư
ngụ ở mạn Nam Hà Nội) và trường
được đổi tên thành trường Trung Học
Nguyễn Trăi.
Tới niên khóa 1950-1951, giáo
sư Vũ Ngô Xán lên làm Hiệu Trưởng, Giám Học là
thầy Vũ Đức Thận. Cũng trong thời gian
này, Hiệu Đoàn kỳ với ngọn lửa mầu
đỏ trên nền xanh da trời và Hiệu Đoàn ca
với bản hùng ca Chu Văn An Hành Khúc do giáo sư
Nhạc Sĩ Thẩm Oánh sáng tác ra đời.
Tới ngày 20 tháng 7 năm
1954, Hiệp Định Genève chia đôi đất
nước, trường Chu Văn An cũng cùng chung
số phận, một nửa theo lệnh của bộ
Quốc Gia Giáo Dục di cư vào Nam, trong đó có Giáo Sư
Hiệu Trưởng Vũ Ngô Xán, Giám Học Vũ Đức
Thận và hầu hết các giáo sư nổi tiếng
như Hoàng Cơ Nghị, Đào Văn Dương,
Bạch Văn Ngà, Lê Văn Lâm, Nguyễn Sĩ Tế,
Vũ Khắc Khoan, Vũ Hoàng Chương, Lê Ngọc
Huỳnh, Bùi Đ́nh Tấn, Trần Đ́nh Ư …
Khi di cư vào Nam, v́ chưa có trường sở
riêng, trường Chu Văn An phải
học nhờ trường Pétrus Kư. Trường Pétrus Kư
học buổi sáng, trường Chu Văn An
học buổi chiều.
Tới niên khóa 1955-1956,
nhờ sự vận động của Bộ Giáo Dục
nên trường được cấp cho một building hai
tầng lầu ngay đằng sau trường Pétrus Kư,
nhưng cổng vào nằm trên đường Trần B́nh
Trọng. Building này nguyên trước là kư túc xá của
học sinh Pétrus Kư, sau bị Công An Xung Phong của B́nh Xuyên
chiếm làm trụ sở nhưng đă bỏ chạy sau
biến cố B́nh Xuyên 1955. Giáo sư Vũ Ngô Xán
tiếp tục làm Hiệu Trưởng đến niên khóa
1956-1957 th́ giáo sư Trần Văn Việt, nguyên Hiệu
Trưởng trường Nguyễn Trăi sang thay thế. Giám
Học là thầy Nguyễn Hữu Văn. Đầu niên
khóa 1957-1958, trường được nới rộng
sang khu nhà in Caravelle cũ (c̣n gọi là khu chuồng
ngựa), cạnh sân vận động trên đường
Trần B́nh Trọng.
Niên khóa 1961-1962, trường Chu Văn An mới
thực sự có trường sở mới tọa lạc
tại góc đường Minh Mạng – Triệu Đà
nhưng cũng chỉ mới di chuyển được
các lớp Đệ Nhất Cấp. Sang niên khóa 1962-1963,
trường mới hoàn toàn rời bỏ trường
cũ để di chuyển về trường mới.
Tới niên khóa 1963-1964 thày Giám Học Nguyễn Hữu
Văn lên làm Hiệu Trưởng rồi kế tiếp là
các gíao sư Đàm Xuân Thiều, Bùi Đ́nh Tấn,
Dương Minh Kính và Nguyễn xuân Quế
Kể từ ngày trường Bửơi
được đổi tên thành trường Chu Văn
An, 1945 cho tới ngày trường Chu Văn An Saigon bị
giải thể, 1978, tổng cộng là 42 năm, trải
qua 14 đời Hiệu Trưởng :
1945-1946: GS Hoàng Cơ Nghị, GS Nguyễn Gia
Tường,.GS Dương Quảng Hàm, .GS Trần Văn Khang
1946-1948 : Tản cư
1948-1949 : GS Mai Văn Phương,
1949-1950 : GS Đỗ Văn Hoán
1950-1951 : GS Phạm Xuân Độ
1951-1957 : GS Vũ Ngô Xán
1957-1959 : GS Trần Văn Việt
1959-1963 : GS Nguyễn Hữu Văn
1963-1964 : GS Đàm Xuân Thiều
1964-1965 : GS Bùi Đ́nh Tấn
1965-1968 : GS Dương Minh Kính
1968-1975 : GS Nguyễn Xuân Quế.
Suốt chiều dài lịch sử gần một
thế kỷ, từ 1905, ngày trường Bưởi
được thành lập, đến 1978, ngày
trường Chu Văn An Saigon bị giải thể,
trường Bưởi-CVA đă sản xuất không
biết bao nhiêu nhân tài cho đất nước, cho mọi
ngành nhất là trong lănh vực văn học và giáo dục.
Những chức vụ lănh đạo cao nhất nh́
của đất nước như Thủ Tướng
th́ có Giáo Sư Trần Trọng Kim, Bác Sĩ Phan Huy Quát v.v…
Chức vụ Thủ Hiến th́ có ông Nguyễn Hữu Trí.
Chức vụ Tổng Bộ Trưởng th́
có cụ Phạm Quỳnh, cụ Cung Đ́nh Qùy, Giáo Sư
Hoàng Xuân Hăn, Thạc Sĩ Phạm Duy Khiêm, Luật Sư
Phan Anh, Luật Sư Trần Văn Tuyên, Giáo Sư Vũ
Văn Mẫu, Giáo Sư Vũ Quốc Thông, ông Nguyễn
Lương, Bác Sĩ Trần Ngọc Ninh, Bác Sĩ
Nguyễn Tấn Hồng, Luật Sư Vương Văn
Bắc v.v…Chức vụ Khoa Trưởng các trường
Đại Học th́ có Giáo Sư Nguyễn Chung Tú, Giáo
Sư Phạm Biểu Tâm, Giáo Sư Đặng Văn
Chiếu, Giáo Sư Vũ Quốc Thúc, Giáo Sư Nguyễn
Cao Hách, Giáo Sư Nguyễn Đ́nh Ḥa v.v…
Trong lănh vực khoa học chúng ta có Giáo sư
Nguyễn Xuân Vinh, Kỹ sư Nguyễn Mạnh Tiến
v.v…
Trong giới quân nhân,
nhiều người đă lên tới cấp tướng
như Phan Phụng Tiên, Lê Nguyên Khang, Phan Trọng Chinh, Bùi
Thế Lân, Hoàng Cơ Minh v.v…và nhiều người đă
bỏ ḿnh ngoài chiến trường như Đại Tá
Nguyễn Đ́nh Bảo, Trung Tá Nguyễn Xuân Phúc, Bác Sĩ
Nghiêm Sĩ Tuấn v,v… để bảo vệ miền Nam
tự do hoặc quyết chết vinh chứ không chịu
sống nhục dưới chế độ Cộng
Sản như Hải Quân Trung Tá Hà Ngọc Lương
Hải Quân Thiếu Tá Lê Anh Tuấn v.v…vào ngày 30/4/1975.
Tôi từng học lớp Đệ nhứt B6, niên
khoá 1961-1962, lúc thầy Trần Văn Việt là hiệu
trưởng và thầy Nguyễn Văn Kỷ Cương
làm giám học.
-Trường nữ trung
học Trưng Vương, Sài G̣n.
Trường nữ Trung học
Trưng Vương Sài G̣n là một trong các
trường trung học công lập danh tiếng, dành riêng
cho nữ học sinh, tọa lạc trên
đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, đối
diện Thảo Cầm Viên Sài gòn.
Trường Trưng Vương, hậu thân của
ngôi trường tại Hà Nội, được thiết
lập khi một số giáo sư học sinh trường
Trưng Vương Hà Nội di cư vào Sài g̣n, sau Hiệp
định Genève chia đôi đất nước năm
1954.
Năm 1917, theo Nghị định
2229, kư ngày 10/11/1917, chính quyền Pháp mở Cơ sở giáo
dục Nữ sinh Việt Nam (Institution de Jeunes Filles Annamites)
với hai bậc học Tiểu học và Cao đẳng
Tiểu học. Nữ sinh được học các môn
chính là chữ Quốc ngữ, tiếng Pháp, số học,
địa lư, luân lư, phép xă giao, vệ sinh với các cô giáo
người Pháp, c̣n các môn học nữ công gia chánh như
quản lư gia đ́nh, may vá, thêu, nấu ăn… với các cô
giáo người Việt. Trường nhận học sinh
gái bắt đầu từ 8 tuổi. Việc mở các
trường nữ học đ̣i hỏi phải tuyển
giáo viên là nữ để dạy môn tiếng Việt và
vệ sinh phụ nữ. Ở Bắc kỳ, nữ giáo
viên người Pháp không biết tiếng Việt nên
rất khó khăn trong việc chuyển tải kiến
thức và nữ giáo viên người Việt thiếu
rất nhiều. Thời gian đầu chỉ có ít nữ
giáo viên người Pháp và tuyển được một
vài cô tốt nghiệp Trường Tiểu học Hàng Cót.
V́ những khó khăn về giáo viên, năm 1917, chính
quyền Pháp cho mở Cơ sở Đào tạo giáo viên
nữ người Việt (École normale d’Institutrices annamites),
cơ sở này ban đầu hoạt động song song
như một cơ sở phụ trợ cho Cơ sở
giáo dục nữ sinh người Việt. Về
trường, lớp, năm 1918, chính quyền Pháp cho xây
dựng khu trường học nằm trên phố Félix Faure
dành cho Cơ sở Giáo dục nữ sinh người
Việt và Cơ sở Đào tạo nữ giáo viên
người Việt của Trường Cao đẳng
tiểu học nữ sinh bản xứ. Trong suốt
khoảng chục năm, số học sinh các trường
Pháp và trường bản xứ tăng lên, nhu cầu
học sinh nội trú cũng tăng, khiến chính quyền
Pháp ở Hà Nội cũng phải cho xây dựng, sửa
chữa, mở rộng nhiều trường, lớp, pḥng
ăn, pḥng ngủ đáp ứng nhu cầu của cha
mẹ học sinh.
Giữa tháng 8 năm 1928, công tŕnh xây dựng và mở
rộng ngôi trường này hoàn thành, được bàn giao
cho nhà trường để kịp khai giảng ngày 11
tháng 9. Ngay năm học này, các trường Pháp và bản
xứ có sự hoán đổi. Trường Cao đẳng
Nữ sinh Pháp rời chuyển từ phố Hai Bà Trưng
về phố Félix Faure
Trường Trung học
Paul Bert (hay Cao đẳng Tiểu học Nam sinh Pháp)
rời chuyển từ phố Hàng Bài về ăn, ở,
học thế chỗ Trường Cao đẳng nữ
sinh Pháp ở phố Hai Bà Trưng. Toàn bộ ngôi
trường Paul Bert vừa được xây thêm, mở
rộng dành riêng cho Trường Cao đẳng tiểu
học nữ sinh người Việt gồm Cơ sở
Giáo dục Nữ sinh người Việt và Cơ sở
Đào tạo giáo viên Nữ người Việt chuyển
từ phố Félix Faure về phố Hàng Bài, theo dự án
kiện toàn và chuyển đổi trường, lớp do
Nha Học chính Đông Dương tại Hà Nội báo cáo và
lập ngày 31 tháng 12 năm 1925.
Năm 1943, Trường nữ Trung học
Đồng Khánh sơ tán về Hưng Yên. Đến tháng
10/1945, trường dọn về khu học Hoàng Mai, khu
Đại lư Hà Nội. Ngày 14/2/1946, Bộ Trưởng
Bộ Quốc gia Giáo dục Vũ Đ́nh Ḥe ra Nghị
định, số 85 đổi tên những trường
trung học tại Bắc Bộ. Theo đó, Trường
Nữ Trung học Hà Nội đổi tên gọi là
Trường Trung học Hai Bà Trưng .
Đến đầu năm 1948, Cơ sở
trường Hàng Bài vẫn chưa được dùng
lại làm trường học. Trường Nữ Trung
học phải chuyển đến phố Hàng Than và
đến cuối năm, trường chuyển về
cơ sở số 9 phố Hai Bà Trưng .
Năm ấy cũng là một mốc thời gian quan
trọng, đánh dấu một lần đổi tên
mới là Trường Nữ Trung học Trưng
Vương.
.Ban giám đốc đầu tiên ở miền Nam
gồm có: bà Hiệu trưởng Tăng Xuân An,
bà Giám học Nguyễn Thị Phú.
Năm học đầu,
trường phải học nhờ cơ sở của
trường Gia Long (khóa buổi chiều).
Đến năm
1957, trường Trưng Vương dời về số
3 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, nguyên trước
đó là bệnh viện của quân đội Pháp mang
tên là Quân y viện Coste, đối diện Sở Thú Sài g̣n
và cạnh trường Trung học Vơ Truờng Toản.
-Trường
trung học Nguyễn Trăi, Sài G̣n.
Trường trung học
Nguyễn Trăi được thành lập từ sự phân
chia ra làm hai phần của trường trung học Chu
Văn An Hà Nội vào khoảng năm 1950 : Một nửa
số học sinh (đa số có nhà cư ngụ ở
mạn bắc Hà Nội) di chuyển cùng với tên
trường Chu Văn An về trường Giáo Sinh Sư
Phạm hay Sư Phạm Tiểu Học (Collège Đỗ
Hữu Vị?) Cửa Bắc, góc phố Đỗ
Hữu Vị và Quan Thánh , nơi đào
tạo các giáo viên bậc tiểu học, tại
đường Đỗ Hữu Vị . C̣n
nửa số học sinh ở lại trường nữ
trung học Đồng Khánh, gần Hồ Hoàn Kiếm và
trường Trưng Vương, (đa số có nhà cư
ngụ ở mạn Nam Hà Nội) và trường
được đổi tên thành trường trung học
Nguyễn Trăi, lấy theo tên của một anh hùng dân
tộc trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và tác giả
của B́nh Ngô Đại Cáo.
Năm học 1950 – 1951, trường trung học Nguyễn
Trăi xử dụng cơ sở của trường nữ
Trung học Đồng Khánh (Trường Trưng
Vương) trên phố Hàng Bài- Hà Nội.
Sau hiệp định Genève chia đôi đất
nước, miền Bắc vĩ tuyến 17 thuộc
quyền nhà nước Cộng Sản, miền Nam vĩ
tuyến 17 thuộc chính quyền quốc gia của
đức Quốc trưởng Bảo Đại, do
thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm đặc mệnh,
toàn quyền.
Trường Nguyễn Trăi
từ Hà Nội cũng theo đoàn người di cư vào
Sàig̣n nhưng không có trường sở riêng để
thiết lập lại, đành phải học nhờ
tại một trường Nam tiểu học,một
mặt giáp với rạp Đại Nam, ba mặt kia nh́n ra
ba đường: Nguyễn Thái Học ( trước
đó là đường chợ Cầu Muối ) ,Trần
Hưng Đạo trước đó là (đường
Galliéni) và Hồ Văn Ngà cây cao bóng mát. (Trường
này theo tài liệu tên là trường nam
tiểu học Trương Minh Kư).
Hai năm sau (1956 ) trường
Nguyễn Trăi lại di chuyển về học nhờ
trường tiểu học Phan Đ́nh Phùng tại số
94, đường Phan Đ́nh Phùng, Sàigon. Sau này,
trường đổi tên là Nam Tiểu Học Lê văn
Duyệt.
Đến năm 1964, một
cơ sở mới cho trường Nguyễn Trăi
được khởi công xây dựng bên Kho Năm Khánh
Hội tại quận Tư, Sàig̣n và trở thành là
trường trung học có đệ nhị cấp duy
nhất ở quận Tư. Niên khóa 1963-1964,
trường Nguyễn Trăi mới này, có lớp
đệ nhất đầu tiên nhưng chỉ có ban
B (ban toán) thôi. Thầy Tạ Quang Khôi làm hiệu trưởng
trường mới .
Từ niên học 1971-1972, trường bắt
đầu thu nhận thêm nữ sinh và có
đủ học sinh đệ nhất và đệ
nhị cấp. Đây là trường trung học công
lập đầu tiên tại Sàig̣n có nam sinh và
nữ sinh học chung Đó
là điểm son của trường trung học
công lập Nguyễn TrãI.
Từ mái trường này, nhiều tên tuổi đă
đi vào công chúng như các nhạc sĩ Ngô Thụy Miên,
Vũ Thành An, Vơ Tá Hân, Đức Huy…
Tôi h́nh như có duyên với trường Nguyễn
Trăi. Năm 1963, mới 19 tuổi đang học năm
thứ hai trường Đại Học Sư Phạm Sài
G̣n, tôi được thầy Tước dẫn đi
dạy thực tập 1 giờ toán đầu tiên ở
trường trung học Nguyễn Trăi lúc trường c̣n
ở Phan Đ́nh Phùng. 14 năm sau, 1977 sau khi đi tù
cải tạo về tôi lại về trường
Nguyễn Trăi dạy lại khi trường đă ở
Khánh Hội, quận 4, Sài G̣n.
Cũng cần kể thêm hai trường trung học
di cư khác là trường trung học Hồ Ngọc
Cẩn và trung học Trần Lục.
Trường Hồ Ngọc
Cẩn (lấy tên vị giám mục địa phận Bùi
Chu) được ṭa Giám Mục Bùi Chu cho thành lập
từ năm 1950 do limh mục Trần Đức Huynh làm
hiệu trưởng và năm 1954 di cư vào Nam, hai năm
sau được công lập hóa và lấy cơ sở
một trường tiểu học ở Gia Định
làm trường sở tồn tại đến 30/4/1975.
Trường Trần
Lục thành lập năm 1950, vị hiệu trưởng
đầu tiên là linh mục Trần Văn Kiệm, tại
Phát Diệm, di cư vào Nam năm 1954, được công
lập hóa , ban đầu tạm trú tại trường
tiểu học Đồ Chiểu, Tân Đinh, năm 1971
dời về cư xá sĩ quan Chí Ḥa quận 10 và đổi
tên là trường Nguyễn Du,
Tài liệu tham khảo:
https://ongvove.wordpress.com/2017/06/10/lich-su-truong-chu-van-an/
https://saigonthapcam.wordpress.com/2020/07/22/truong-nu-trung-hoc-sai-gon-mot-thoi/
https://baovecovang2012.wordpress.com/2020/11/10/truong-trung-hoc-21/9/
Facebook Công Giáo:Đạo vào
Đời
flickr.com manhhai
(c̣n tiếp)